Cuối đời Mansa_Musa

Trong chuyền hành trình trở về từ Mecca năm 1325, Musa được tin rằng quân đội của ông đã chiếm lại Gao. Sagmandia, một trong những tướng lĩnh của ông, đã dẫn quân tái chiếm thành phố. Thành phố Gao đã trở thành một phần của đế quốc từ trước đó, dưới triều vua Sakoura Mansa và là một trung tâm thương mại quan trọng nhưng thường hay tạo phản. Musa làm một đường vòng và đến thăm thành phố nơi ông nhận được hai người con trai của vua Gao, Ali Kolon và Suleiman Nar là con tin. Ông quay về Nyeni, đem theo hai người và cho đào tạo trong hoàng cung của mình. Khi Mansa Musa trở về, ông đã mang về nhiều học giả và các kiến trúc sư Ả Rập.[19]

Xây dựng ở Mali

Sau chuyến hành hương đến Mecca, nhà vua Mansa Musa bắt đầu xây dựng nhiều nhà thờ Hồi giáo lớn, cùng các thư viện khổng lồ, cung điện hoàng gia, và những trường học đạo Hồi trên khắp Đế quốc của mình. Dù luôn chú trọng phát triển đạo Hồi, nhưng trong chính sách cai trị của mình, Mansa Musa lại thiết lập nên một nền tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng. Một số học giả Hồi giáo đến thăm Mali đã không khỏi bất ngờ khi thấy cách ăn mặc đầy màu sắc của người dân địa phương, thậm chí phụ nữ ở đây cũng không cần phải đeo mạng che mặt. Nền giáo dục dưới thời Mansa Musa được miễn phí hoàn toàn và nhận được rất nhiều chính sách khuyến khích, vị vua giàu có còn thành lập trường đại học danh tiếng Sankore Madsarah. Chính những điều này đã thu hút người dân từ khắp mọi nơi trên thế giới đổ về đây để trau dồi kiến thức.

Trong thời gian này, những đô thị lớn của Mali đã có mức sống cao. Sergio Domian, một học giả nghệ thuật và kiến ​​trúc người Ý đã viết về giai đoạn này: "Nó đã đặt nền móng cho một nền văn minh đô thị. Trong thời kỳ đỉnh cao, Mali đã có ít nhất 400 thành phố và khu vực nội địa châu thổ sông Niger tập trung rất đông dân cư."[20]

Kinh tế và giáo dục

Sử ghi lại rằng Mansa Musa đi qua các thành phố TimbuktuGao trên đường đến Mecca và ông đã biến chúng trở thành một phần của đế chế khi ông trở về năm 1325. Ông đã mang kiến ​​trúc sư từ Andalusia, một vùng ở Tây Ban Nha, và Cairo để xây dựng các cung điện lớn ở Timbuktu và Đại giáo đường Djinguereber mà nó vẫn đứng đến ngày hôm nay.[21]

Timbuktu sớm trở thành một trung tâm thương mại, văn hóa, và của Hồi giáo; thương nhân từ Hausaland, Ai Cập, và các vương quốc khác ở Châu Phi đến giao dịch. Một trường đại học được thành lập trong thành phố (cũng như ở các thành phố Mali khác như Djenné và Segou) và đức tin Hồi giáo đã truyền bá thông các khu chợ và các trường đại học.[22] Tin tức về một thành phố giàu có của đế quốc Mali thậm chí lan qua Địa Trung Hải đến Nam Âu, nơi thương nhân từ Venezia, Granada và Genoa sớm bổ sung Timbuktu vào bản đồ thương mại của họ để giao dịch đổi hàng lấy vàng.[23]

Dưới triều đại của Mansa Musa, trường đại học Timbuktu có rất nhiều luật gia, nhà thiên văn học và toán học.[24] Trường đại học trở thành một trung tâm học tập và văn hoá, thu hút nhiều học giả Hồi giáo từ khắp châu Phi và Trung Đông đến Timbuktu.

Năm 1330, vương quốc Mossi xâm lăng và chiếm thành phố Timbuktu. Gao thì đã được tướng của Musa chiếm lại và Musa cũng đã nhanh chóng lấy lại Timbuktu. Ông cho xây dựng một thành lũy và pháo đài bằng đá và đặt một đội quân thường trực để có thể bảo vệ thành phố khỏi những kẻ xâm lược trong tương lai.[25]

Trong khi cung điện của Musa đã biến mất từ lâu nhưng các trường đại học và nhà thờ Hồi giáo hiện vẫn còn hiện diện ở Timbuktu.

Vào cuối triều đại Mansa Musa, đại học Sankoré đã trở thành một trường đại học đầy đủ bộ phận với bộ sưu tập sách lớn nhất ở châu Phi kể từ thời Thư viện Alexandria. Đại học Sankoré có khả năng làm nhà ở cho 25.000 sĩ tử và sở hữu một trong những thư viện lớn nhất trên thế giới với khoảng hơn 1.000.000 bản thảo.[26][27]